Trong năm 2023, trí tuệ nhân tạo đã trở thành công nghệ được quan tâm chú ý trên khắp toàn cầu. Theo nghiên cứu “Byte-Sized Banking” (Khi ngành ngân hàng được tính theo đơn vị Byte) do Economist Impact Research và Temenos cùng thực hiện, 75% người tham gia khảo sát cho rằng AI sẽ có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh đó, hơn 70% số người được hỏi tin rằng, việc khai thác tiềm năng của AI là yếu tố cốt lõi giúp các ngân hàng tạo ra sự khác biệt.
Bà Đào Lưu Xuân, Giám đốc Quốc gia, Temenos Việt Nam cho hay, trong xu hướng mới, các ngân hàng có thể định hình lại thị trường dịch vụ tài chính bằng cách sử dụng AI để thu hút, tăng cường kết nối với khách hàng, cá nhân hóa dịch vụ và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Trí tuệ nhân tạo cung cấp khả năng đánh giá tín dụng nhanh hơn cho cả người tiêu dùng và ngân hàng. Công nghệ này có khả năng phát hiện gian lận, cải thiện quy trình xử lý các khiếu nại, tranh chấp và tự động hóa dịch vụ tư vấn tài chính. Quá trình thẩm định tín dụng và thu hồi nợ cũng sẽ minh bạch và đáng tin cậy hơn với sự vào cuộc của AI. Tất cả những điều này đều mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Xu hướng thứ 3 là việc áp dụng tiêu chuẩn ESG liên quan tới phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Theo đó, các ngân hàng không chỉ tích hợp yếu tố ESG vào sản phẩm và dịch vụ mà còn chủ động cung cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Economist Impact Research cho thấy, việc lấy khách hàng làm trung tâm đang thúc đẩy 73% các ngân hàng tích hợp các yếu tố ESG vào sản phẩm và dịch vụ. 74% các ngân hàng được hỏi cũng tích cực cấp vốn cho những dự án thân thiện với môi trường (74% ngân hàng tham gia khảo sát).
Báo cáo của PWC cũng cho hay, có tới 88% doanh nghiệp được khảo sát trong lĩnh vực tài chính đã và đang lên kế hoạch thực hiện các cam kết về ESG.
Nhìn chung, với sự lên ngôi của 3 xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, trí tuệ nhân tạo (AI) và áp dụng tiêu chuẩn ESG, mảng ngân hàng số tại Việt Nam được nhận định sẽ có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2024.
20 triệu đồng vẫn chưa "đã"
Hành trình nuôi 2 cô con gái năm nay lên lớp 7 và vào lớp 1 của chị Thu Nga (Hà Nội) khá công phu. Là người làm trong lĩnh vực giáo dục, bản thân chị hiểu rằng, môi trường học tập tốt nhất phải là nơi phù hợp với tính cách của mỗi đứa trẻ.
Vì thế, với cô con gái đầu lòng, ngay từ bậc tiểu học chị đã cho con theo học tại một ngôi trường tư thục có đào tạo chương trình song ngữ.
“Tính cách của con hòa đồng và có khả năng học ngôn ngữ tốt. Do vậy, cả hai vợ chồng mình quyết định cho con theo học trường có yếu tố quốc tế. Định hướng của mình khi con học hết lớp 12 sẽ cho con du học”.
Ngoài khoản tiền học hơn 8 triệu/ tháng cố định, vợ chồng chị còn chi thêm 2,2 triệu cho con theo học các lớp học ngoại khóa vào buổi tối.
Ngoài hơn 8 triệu/ tháng tiền học trên trường, vợ chồng chị Nga còn chi thêm 2,2 triệu cho các lớp học ngoại khóa (Ảnh minh họa)
Trái ngược với tính cách cô chị, cô con gái út lại có phần nhút nhát và hướng nội hơn. Vợ chồng chị phải đắn đo liệu có nên cho con theo hướng đi giống chị gái.
“Khi học mầm non, tạng người con hơi yếu và có phần nhút nhát. Mình lo sợ con không thể hòa nhập được với môi trường quốc tế, mặc dù biết chất lượng dịch vụ của những trường này thường là tốt. Tuy nhiên, mình sợ rằng với tính cách và khả năng của con, sau này nếu con không du học thì cũng rất khó để thi đỗ vào một trường đại học tại Việt Nam”.
Vì thế sau khi cân nhắc, vợ chồng chị quyết định cho con gái út theo học tại một trường công lập. Ngoài ra, chị cũng cho con học thêm 2 lớp bổ trợ ngoại ngữ và một lớp toán tư duy với chi phí hơn 6 triệu đồng/ tháng.
Chị Nga cho rằng, dù con học ở môi trường nào, bố mẹ vẫn phải hướng con đi theo những gì phù hợp nhất với năng lực.
“Bản thân mình không tiếc tiền đầu tư cho con. Tuy nhiên, mình vẫn để bé thứ hai học trường công vì biết môi trường này phù hợp với tính cách của con. Học trường quốc tế tuy nhẹ nhàng, học sinh không phải đi học thêm nhưng kiến thức rất khó nâng cao. Trong khi học trường công tư duy toán của con có phần tốt hơn và câu từ, chữ nghĩa cũng không bị lộn xộn”.
Chị Nga nhẩm tính, chỉ riêng chi phí học tập của hai cô con gái cũng “ngốn” khoảng gần 20 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể các phụ phí phát sinh như ăn uống, đi lại và các khoản đóng góp cho nhà trường.
Chỉ 2 triệu cũng xong
Anh Nguyễn Viết Nhân từ quê Thanh Hóa lên Hà Nội kiếm sống bằng công việc đi đánh giày. 11 người trong căn phòng trọ xập xệ diện tích 9m2 là cuộc sống của anh cũng như những người bán hàng rong khác tại khu ổ chuột nằm sâu trong ngõ Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội).
11 người trong căn phòng trọ tồi tàn, xập xệ diện tích 9m2 là cuộc sống của anh Nhân cũng như những người bán hàng rong khác (Ảnh: Thúy Nga)
Ở quê, nguồn thu nhập chính của anh chỉ xoay quanh công việc đồng áng. Từ khi lên Hà Nội, mức thu nhập này tăng lên 150 – 200 nghìn đồng/ngày. Anh dành ra 2 triệu đồng để chi tiêu cho bản thân. Số còn lại anh gửi về quê cùng vợ nuôi hai con nhỏ ăn học.
Anh Nhân liệt kê các khoản cố định phải tiêu mỗi tháng cho các con: tiền học phí và ăn trưa ở trường mẫu giáo cho con trai út 600 nghìn, tiền sữa uống thêm 300 nghìn. Đối với cậu con trai lớp 7, vì học tại trường làng nên chi phí cho việc học cũng không tốn là bao.
“Tốn nhất có lẽ là khoản đồng phục mỗi đầu năm học. Có thể với những gia đình có điều kiện không là vấn đề, nhưng với các gia đình lao động, mỗi năm may một bộ đồng phục mới lại là một khoản tốn kém không nhỏ” – Anh Nhân kể.
Dù tổng chi phí cho việc nuôi con không quá đắt đỏ so với thành thị, nhưng sau khi trừ các khoản chi tiêu hàng tháng, vợ chồng anh cũng chưa tích góp được khoản nào đáng kể. Trung bình mỗi tháng, chi phí anh Nhân nuôi 2 con ăn học hết khoảng 2 triệu đồng.
Nuôi một con cũng chóng mặt
Trong khi đó, dù chỉ có một cô con gái 3 tuổi nhưng vợ chồng chị Khuyên, nhân viên văn phòng, lại chóng mặt với những khoản chi phí nuôi con. Mức thu nhập hiện tại của hai vợ chồng chị khoảng 20 triệu đồng. Chị Khuyên kể, chỉ tính riêng giai đoạn 3 năm đầu đời, chi phí ăn uống của con khoảng 2 triệu/tháng bao gồm cả hoa quả, váng sữa. Ngoài ra, tiền học phí trường tư là 3 triệu đồng. Các khoản chi phí khác như tiền sữa, quần áo, đồ chơi cũng rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng.
Như vậy, sau 6 năm, tổng chi phí nuôi con hết khoảng 500 triệu đồng. Số tiền trên chưa bao gồm các khoản phát sinh, đau ốm.
Đến khi con bước sang bậc tiểu học và trung học, mức chi sẽ càng tăng lên với các chi phí đầu tư cho việc học tập, bán trú.
Chị Khuyên cho rằng, với những khoản chi tiêu này, mức lương 20 triệu đồng của cả hai vợ chồng cũng là chất vật để nuôi một đứa con ăn học đàng hoàng.
“Mình cũng bàn với chồng rằng nên sinh một con để nuôi dạy cho thật tốt. Mình biết nhiều gia đình sinh 2-3 con nên phải bơ phờ vì chuyện học tập, cơm áo gạo tiền. Cuối cùng, đứa trẻ lại không có được môi trường học tập tốt nhất.
Do vậy, mình sẽ dành 7 triệu/ tháng cho con thay vì chia số tiền đó làm đôi cho cả hai đứa. Có ít con, mình có điều kiện tập trung tối đa cho con phát huy mọi khả năng cả về trí tuệ lẫn phẩm chất”.
Bản thân chồng chị cũng hoàn toàn ủng hộ quyết định này của vợ. Hiện tại, cả hai vợ chồng chị còn lên kế hoạch tiết kiệm 15-20% thu nhập mỗi tháng làm sổ tiết kiệm cho con.
“Mình nghĩ rằng nhu cầu nuôi con của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, những điều cơ bản nhất dành cho con vẫn cần phải được đảm bảo. Do vậy, mình nghĩ nếu kinh tế chưa vững, bố mẹ không nên sinh hai con. Bản thân đứa trẻ cũng không sung sướng gì khi mọi chuyện từ quần áo, sách bút đều không được như bọn trẻ mong muốn”.
Thúy Nga
Học phí dao động từ 100 – 200 triệu đồng/ năm, chưa kể các phụ phí phát sinh như ăn uống, đi lại, nội trú và các khoản đóng góp cho trường…, nhiều phụ huynh phải “nhịn ăn, nhịn mặc” để con được học trường “xịn”.
" alt=""/>Bất cập nuôi con ăn học: Người 20 triệu cũng hết, người 2 triệu cũng xong1. Viết ra 3 điều mà bạn biết ơn
Một nghiên cứu về lòng biết ơn được thực hiện bởi ĐH Miami (Mỹ) cho thấy những người lập danh sách những điều họ biết ơn mỗi ngày sẽ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Tác giả Sheryl Towers của cuốn “Hạt giống thành công” cho hay: “Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập cách biết ơn mỗi ngày sẽ giúp mang lại sự tỉnh táo, sự nhiệt tình, quyết tâm, sự lạc quan và năng lượng.
2. Dọn bàn làm việc
Không có gì tệ hơn sự bừa bãi khi bạn đang cố gắng làm việc hiệu quả. Nếu bạn phải bới tung bàn làm việc khi cần chiếc bút, kim bấm, giấy nhớ hay tài liệu quan trọng, nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian. Bạn chỉ mất một chút thời gian trong 10 phút đầu tiên để sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp để biết chính xác vật nào ở đâu khi cần.
3. Kết nối với đồng nghiệp
Hãy bắt đầu một ngày bằng cách nói lời chào thân thiện với đồng nghiệp. Một trong những yếu tố để làm việc hiệu quả là biết khi nào nên đặt câu hỏi và hỏi ai. Cố gắng tìm ra những rào chắn trên con đường hoàn thành mục tiêu của bạn. Vì thế, phải đảm bảo rằng bạn tạo ra và duy trì những mối quan hệ công việc tích cực với đồng nghiệp.
4. Viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất của ngày hôm đó
Những người làm việc hiệu quả dành thời gian viết ra 3 việc giúp ngày hôm đó của họ thành công nếu hoàn thành. Việc này giúp bạn tập trung vào kết quả sẽ đạt được khi cả ngày bị phân tâm bởi cuộc sống văn phòng bận rộn.
![]() |
5. Xem và xác nhận danh sách việc cần làm
Danh sách việc cần làm phải phù hợp với mục tiêu và những việc cần ưu tiên của bạn. Lập danh sách cẩn thận để sắp xếp ngày làm việc của mình và để bản thân bạn hiểu được những nhiệm vụ cụ thể cần tập trung.
6. Viết ra những mệnh đề khẳng định
Người làm việc hiệu quả luôn vui vẻ, lạc quan và suy nghĩ tích cực. Họ không phí thời gian cho những thứ tiêu cực, họ dành thời gian để hành động.
7. Đọc một câu châm ngôn truyền cảm hứng
Trước khi vùi đầu vào công việc, người làm việc hiệu quả tìm kiếm nguồn động lực bằng cách đọc những thứ có thể truyền cảm hứng.